Chế tài là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ chế tài là gì? Chế tài có mấy loại và được áp dụng khi nào? Hãy cùng Centalaw đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây kèm theo những ví dụ về chế tài cụ thể nhé.
Mục lục
Chế tài là gì?
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Chế tài quy định hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi phạm tội của chủ thể, là một phần không thể thiếu trong việc cấu thành nên quy phạm pháp luật.
Có thể hiểu “chế tài” được dùng để chỉ những biện pháp tác động mà nhà nước, pháp luật sẽ áp dụng đối với những chủ thể có hành vi không đúng quy định của pháp luật.
Nguồn gốc và ý nghĩa của từ chế tài
Theo quan điểm của các luật gia thuộc hệ thống pháp luật Xã hội Chủ nghĩa thì quy phạm pháp luật được cấu thành gồm 03 phần: phần giả định, quy định và chế tài.
– Trong tiếng Anh và tiếng Nga, chế tài được ghi chú là Sanction, được hiểu như một sự trừng phạt, trừng trị đối với một hành vi vi phạm nhất định nào đó.
– Trong tiếng Latin, chế tài được hiểu như một cách thiết lập một luật lệ, mà sự thiết lập ở đây cũng có thể hiểu chế tài là một kiểu luật lệ hay một sắc lệnh.
Vì còn tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi bối cảnh khác nhau nên chế tài có thể không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên cách hiểu phổ biến “chế tài” là một sự trừng phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Chế tài được áp dụng khi nào?
Việc áp dụng chế tài còn tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể, những đặc điểm của lợi ích và pháp luật bảo vệ.
Những loại chế tài thường gặp nhất
Chế tài dân sự
Chế tài dân sự thường đa dạng, có nhiều hậu quả pháp lý khác nhau cho từng hành vi tương ứng.
Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng cho người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự.
Các chế tài trong dân sự đa phần mang tính vật chất, liên quan đến tài sản. Ngoài ra có các trường hợp xâm phạm khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
Các chế tài dân sự thường được áp dụng là: Bồi thường thiệt hại, buộc sửa chữa, khôi phục tình trạng ban đầu, chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai….
Chế tài hình sự
Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, là hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong luật hình sự. Xác định loại và mức độ hình phạt để áp dụng đối với từng người vi phạm.
Chế tài hành chính
Chế tài hành chính là hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp luật về hành chính. Là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài) xác định biện pháp xử lý của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài tính trừng phạt, chế tài hành chính còn ngăn chặn những hành vi nguy hiểm có thể xảy ra.
Chế tài thương mại
Chế tài thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại. Là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm những điều được quy định trong luật thương mại, khi có các hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thương mại.
Chế tài này còn được gọi là chế tài hợp đồng.
> Xem thêm: Án lệ là gì? Nguyên tắc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử.
Ví dụ về một loại chế tài cụ thể
Điều 154 Bộ luật hình sự “Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”.
Giả định: Đối tượng phải chịu sự điều chỉnh khi vi phạm pháp luật này là “Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác”.
Quy định: không nêu cụ thể nhưng ở dạng quy định ngầm. Quy định trong điều này là không dược mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
Chế tài: Biện pháp của nhà nước tác động đến chủ thể trong quy định này là “phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết cả nhà đã hiểu được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa và các loại chế tài thông dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chế tài. Quý khách đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.