Phân biệt Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư và Pháp lệnh

Phân biệt Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư và Pháp lệnh

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều loại văn bản khác nhau như: Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh… Tùy theo chủ thể ban hành, loại văn bản quy phạm pháp luật mà những văn bản này sẽ có giá trị pháp lý khác nhau. Nếu có sự xung đột về quy định thì ưu tiên áp dụng những văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Việc quy định thứ tự giá trị pháp lý giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng và nhất quán hơn. Làm sao để phân biệt các loại văn bản này? Hãy cùng Centalaw đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Hiệu lực cao nhất của các loại văn bản luật

Hiến pháp và Nghị quyết là văn bản luật chỉ do quốc hội ban hành. Còn các nghị định, thông tư và pháp lệnh là các văn bản dưới luật do chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Thứ tự các loại văn bản, hiệu lực cao thấp và thẩm quyền ban hành như sau:

Phân biệt Hiếp pháp, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh
Phân biệt Hiếp pháp, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh

Văn bản luật (chỉ do Quốc hội ban hành)

Hiến pháp: Văn bản quy phạm pháp luật có chứa hiệu lực pháp lý tối cao.

– Bộ luật, Luật, Nghị quyết của Quốc hội có chứa quy phạm pháp luật.

Văn bản dưới luật (do chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ)

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Nghị định của Chính phủ.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Sự khác nhau giữa Hiến pháp, Nghị Quyết, Nghị định, Thông tư và Pháp lệnh

– Hiến pháp là văn bản luật còn các văn bản còn lại là văn bản dưới luật.

– Hiến pháp mang tính pháp lý lâu dài, được xây dựng dựa trên tính phổ quát, là kim chỉ nam cho những ngành luật khác phát triển. Những văn bản còn lại có thêt thay đổi trong thời gian ngắn, để hướng dẫn cụ thể từng hành vi pháp lý trong thực tế.

– Thẩm quyền ban hành của từng loại văn bản khác nhau.

– Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể thấy được sự khác nhau giữa hiến pháp, nghị quyết, nghị định, thông tư và pháp lệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới các loại văn bản trên. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được giải đáp chi tiết.

5/5 (1 Review)