Đeo khẩu trang nơi công cộng là bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Đeo khẩu trang đạt hiệu quả nhất khi tất cả mọi người đều đeo khẩu trang. Khẩu trang phải che kín hoàn toàn mũi, miệng và vừa khít với hai bên mặt mà không có kẽ hở. Phải đeo khẩu trang bất cứ khi nào đi trên máy bay, xe buýt, tàu hỏa hoặc các phương tiện giao thông công cộng khác. Hãy cùng Văn phòng luật sư Centalaw đi tìm hiểu mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng như thế nào nhé.
Mục lục
Đối với cá nhân:
Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu cụ thể như sau:
Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
Đối với tổ chức, công ty:
Trong cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (06 triệu)
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020. Tuy nhiên, tại điểm a khoản 2 Điều 115 Nghị định 117/2020 quy định một số điều có hiệu lực từ ngày ký ban hành (28/9/2020)
Như vậy, kể từ ngày 28/9/2020 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng về các biện pháp chống dịch cụ thể là đeo khẩu trang nơi công cộng thì các cá nhân phải tuân thủ, nếu vi phạm đối với cá nhân có thể bị phạt lên tới 3.000.000 đồng (ba triệu đồng), đối với tổ chức lên tới 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng).
Khuyến cáo của Bộ y tế khi ra ngoài:
Bộ y tế khuyến cáo bắt buộc đeo khẩu trang trong cộng đồng, nơi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh, nơi có không gian kín, nơi tập trung đông người, nơi có sự giao tiếp gần dưới 02m, đặc biệt phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
Bộ y tế kêu gọi người dân Việt Nam tiếp tục lan tỏa và thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” để quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.