Tình trạng bất khả kháng trong hợp đồng dân sự

Tình trạng bất khả kháng trong hợp đồng dân sự

Chào mọi người, Chúc mọi người một năm mới nhiều sức khỏe và an khang thịnh vượng. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp thì Chính phủ cũng đã có những biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với một vài nhóm người nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Hôm nay, Luật sư tư vấn luật dân sự trực thuộc Văn phòng luật sư Centalaw mang đến cho mọi người một nội dung tư vấn khá hay về vấn đề như sau:

Mục lục

Câu hỏi có nội dung nói về “Tình trạng bất khả kháng trong hợp đồng dân sự”

“Ông A là người có Quốc tịch Trung Quốc đến Việt Nam làm việc từ năm 2019 và có thuê nhà của chị N.T.L tại Tp Hồ Chí Minh thời hạn thuê là 5 năm. Tết vừa qua ông A có về lại Trung Quốc để đón tết cùng gia đình tuy nhiên giữa lúc dịch cúm Corona bùng phát rất nghiêm trọng. Đến khi ông trở lại Việt Nam để làm việc thì đến cửa khẩu ông bị kiểm tra phát hiện thân nhiệt cao và đang bị cách ly để theo dõi do đó không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê đúng hạn. Bên phía chủ nhà đòi chấm dứt hợp đồng thuê và ông A bị mất tiền cọc do vi phạm hợp đồng.”

Hỏi: việc làm của chủ nhà như vậy là đúng hay không?

hop dong dan su
Hợp đồng dân sự

Giải đáp câu hỏi như sau:

Theo quy định của BLDS 2015, tình trạng bất khả kháng được hiểu: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Để được xem xét là sự kiện bât khả kháng thì thứ nhất sự kiện đó phải xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các bên và không phụ thuộc vào ý chí của các bên, không thể lường trước được và không thể khắc hục mặc dù đã apps dụng các biện pháp cần thiết; thứ hai sự kiện đó phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến không thể thực hiện hợp đồng.

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Do đó đối với trường hợp này bên ông A do gặp phải sự kiện bất khả kháng nên được loại trừ trách nhiệm bồi thường và việc chị N.T.L đơn phương chấm dứt chấm dứt hợp đồng và buộc ông A bị mất bị mất tiền cọc là không đúng quy định.

Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn đối với vấn đề của anh/chị nếu có thắc mắc hoặc có nội dung cần tư vấn xin vui lòng liên hệ Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

Trân trọng.

0/5 (0 Reviews)