Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng là gì ?

Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng là gì ?

Chào mọi người, chắc hẳn các bạn cũng đã có nghe nhắc đến chế định “Di chúc miệng” tuy nhiên có phải di chúc miệng này có thể thay thế di chúc đánh máy hay viết tay để cho nhanh gọn hay không? Và có phải tất cả mọi người đều được phép lập di chúc miệng hay không? Có cần tuân thủ theo những điều kiện nào thì di chúc miệng mới có hiệu lực? Hôm nay, qua bài tư vấn này của Văn phòng luật sư Centalaw sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

di chuc mieng
Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng

Mục lục

Câu hỏi về vấn đề di chúc miệng có hiệu lực khi nào?

Tuần qua Văn phòng luật sư Centalaw có nhận được câu hỏi của anh V.M.T đến từ Quận 6 TP. Hồ Chí Minh với nội dung như sau:

“Chào Luật sư, ba tôi mất năm 2019 lúc đó ba tôi 82 tuổi, gia đình tôi có 2 người con gồm tôi và chị cả mẹ tôi mất sớm. Mấy năm trước ba tôi có nói với chị em tôi là sau này ba có mất căn nhà đang ở sẽ để lại cho tôi còn chị tôi thì cho miếng đất ở dưới Quận 9. Lúc đó chỉ nghe ba nói vậy chứ ba không có làm di chúc gì hết rồi ba đột ngột bệnh mất. Chị tôi mới tranh chấp căn này ở tại Quận 6 này với tôi và không đồng ý lấy miếng đất ở quận 9. Vậy Luật sư cho tôi hỏi những lời nói của ba tôi lúc còn sống có được xem là di chúc miệng không?”

Đối với câu hỏi của anh, Luật sư tư vấn luật của Công ty Centa Luật xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 629 BLDS 2015:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Và quy định tại khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng:

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Do đó, di chúc miệng là trường hợp người để lại di chúc đang bị đe dọa đến tính mạng mà không thể lập di chúc bằng văn bản được đồng thời phải có sự làm chứng của ít nhất từ hai người làm chứng trở lên và sau đó phải được chứng thực xác nhận chứ kỹ của người làm chứng thì mới có hiệu lực pháp luật.

Theo như anh trình bày thì lúc ba anh thể ý hiện ý chí muốn để lại tài sản cho anh và chị của anh lúc này ông không lâm vào tình trạng nguy điểm đến tình mạng nên hoàn toàn có khả năng lập di chúc bằng văn bản nhưng ông không làm điều này.Thêm vào đó không đảm bảo có người làm chứng và không ghi nhận lại nội dung và không có chứng thực. Do đó đây không được xem là di chúc miệng và như vậy di sản của ba anh sẽ chia theo pháp luật.

>> Xem thêm: Các dịch vụ luật sư khác của Centalaw.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn đối với câu hỏi của anh. Nội dung tư vấn căn cứ vào nội dung anh trình bày đối chiếu với quy định pháp luật và mang tính chất tham khảo. Nếu anh còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung tư vấn xin vui lòng liên hệ Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

Trân trọng cảm ơn.

0/5 (0 Reviews)