Chào mọi người, chúc một tuần mới làm việc đầy niềm vui và năng lượng. Hôm nay, Văn phòng luật sư Centalaw mang đến cho mọi người một nội dung tư vấn mà mọi người hay gặp phải với nội như tương tự như câu hỏi của Anh T.V.A đến từ Long An trình bày.
Mục lục
Nội dung câu hỏi:
“Tôi đang chuẩn bị mua một mảnh đất ở Thành phố Tân An tỉnh Long An, chủ đất nói là đất đang thế chấp 1 khoản vay ở Ngân hàng nên bây giờ mà tôi muốn mua thì chủ đất sẽ ký giấy tay cho tôi và khi nào chủ đất nhận được tiền sẽ thanh toán khoản nợ ở ngân hàng và tiến hành sang tên cho tôi. Cho tôi hỏi nếu tôi làm theo như vậy thì có rủi ro gì hay không và tôi nên làm như thế nào cho phù hợp?”
Luật sư trả lời:
Thứ nhất:
Đối với việc xác định tài sản đang được thế chấp có được chuyển nhượng hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
”Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp
…
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”
Và quy định tại khoản 4 Điều 321:
”Điều 321. Quyền của bên thế chấp
>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư uy tín tại TPHCM.
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.”
Từ các căn cứ trên cho thấy rằng tài sản là nhà ở đang thế chấp vẫn được phép chuyển nhượng trong trường hợp được bên nhận thế chấp (tức Ngân hàng) đồng ý. Nhứng trên thực tế cho thấy rằng hầu như các Ngân hàng sẽ không đồng ý cho phép chuyển nhượng tài sản đang được thế chấp vì để đảm bảo quyền lợi của họ.
Thứ hai:
Về các chỉ dẫn mà bên bán yêu cầu anh thực hiện đó là thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán bằng giấy tay trước, chuyển tiền để bên bán thanh toán Ngân hàng để lấy lại tài sản đang thế chấp và thực hiện chuyển quyền sở hữu cho anh? Việc thực hiện theo trình tự như vậy sẽ hàm chứa những rủi ro rất lớn, đó là việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản bằng giấy tay là không có giá trị pháp lý; khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng chuyển nhượng trên sẽ vô hiệu do chưa đảm bảo điều kiện luật định và khả năng anh mất khoản tiền để thực hiện hợp đồng là rất cao.
Do vậy nếu các bên vẫn còn muốn tiếp tục thực hiện mục đích của mình và để đảm bảo cho việc chuyển nhượng hợp pháp và hạn chế rủi ro thì anh có thể thực hiện theo 2 cách:
Cách 1:
Các bên sẽ thỏa thuận một khoản tiền là tiền trả trước và ký kết giấy biên nhận. Sau này, số tiền đó sẽ được trừ khi các bên thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Cách 2:
Các bên sẽ ký kết hợp đồng đặt cọc với số tiền đặt cọc là bằng số tiền thế chấp để giải chấp cho bên phía Ngân Hàng. Hợp đồng đặt cọc với mục đích buộc các bên phải tiến hành thực hiện thủ tục ký hợp đồng chuyển nhượng và sang tên, đổi chủ. Trường hợp bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận sẽ bị phạt cọc.
Lời kết
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư của Công ty Centa Luật đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc hoặc cần trợ giúp xin vui lòng liên hệ Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.
Trân trọng.