Tổng hợp các câu hỏi thường gặp của doanh nghiệp

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp của doanh nghiệp

Các vấn đề liên quan tới hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động hay cả những vấn đề góp vốn hay rút vốn khi không được sự đồng ý của các cổ đông khác. Đây là những câu hỏi rất hay gặp phải của các doanh nghiệp trong nước.  Hôm nay Văn phòng luật sư Centalaw sẽ tổng hợp lại một số câu hỏi mà doanh nghiệp gửi đến yêu cầu tư vấn. Hãy cũng theo dõi nhé!

Mục lục

Câu hỏi 1: vấn đề chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng

“Chào Văn phòng luật sư Centalaw, công ty em có ký hợp đồng lao động với bà A với thời hạn là 24 tháng. Trước đó có ký hợp đồng thử việc 2 tháng. Tuy nhiên, khi bà A làm việc được 9 tháng thì bà A xin nghỉ và công ty em cũng đồng ý, hai bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Vậy với thời gian làm việc như vậy thì công ty em có phải trả trợ cấp thôi việc cho bà A không. Xin cảm ơn”

Trả lời:

Chào anh/ chị,

Cảm ơn anh chị đã gửi câu hỏi đến Văn phòng luật sư Centalaw. Với câu hỏi của anh/ chị, Luật sư tư vấn luật tại Centalaw xin được trả lời như sau:

Hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2012: “Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động”.

Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc”.

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định:

3.Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

– Theo quy định trên, công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế (bao gồm cả thời gian thử việc) trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Mặc dù hợp đồng lao động của bà A là 24 tháng nhưng thời gian làm việc thực tế của bà A là 11 tháng, chưa đủ 12 tháng theo quy định (bao gồm 9 tháng làm việc theo hợp đồng lao động và 2 tháng thử việc). Do đó, công ty không phải trả trợ cấp thôi việc cho bà A.

Trân trọng!

doanh nghiep
Thắc mắc doanh nghiệp

Câu hỏi 2: việc tự ý rút vốn khi không có sự đồng ý của các cổ đông khác

“Chào luật sư, tôi là nhân viên pháp chế trong một công ty cổ phần chuyên về lĩnh vực may mặc ở Long An. Công ty chúng tôi có 6 cổ đông, chỉ có cổ phần phổ thông. Hiện nay có một cổ đông trong công ty chúng tôi muốn rút vốn ra khỏi công ty nhưng công ty không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi người đó có được rút vốn không?”

Trả lời:

Chào anh/ chị,

Cảm ơn anh chị đã gửi câu hỏi đến Văn phòng luật sư Centalaw. Với câu hỏi của anh/ chị, đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật của chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

Điều 115. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

– Theo đó, cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.

Vì vậy, ngoại trừ hai hình thức là được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần, cổ đông rút vốn đã góp ra khỏi công ty là trái quy định của pháp luật.

Trân trọng!

>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư uy tín tại TPHCM của Công ty Centa Luật.

Câu hỏi 3: ký hợp đồng 2 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

“Chào luật sư, Tôi tên là N. V. B, là nhân viên nhân sự của Công ty TNHH ***, trụ sở Hà Nội. Tôi có thắc mắc sau mong được luật sư giải đáp: Công ty tôi gần đây có tuyển một số bạn sinh viên làm việc theo thời vụ, có ký hợp đồng lao động 02 tháng. Vậy công ty tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội cho những bạn này không?”

Trả lời:

Chào anh/ chị N. V. B,

Cảm ơn anh chị đã gửi câu hỏi đến Văn phòng luật sư Centalaw. Với câu hỏi của anh/ chị, luật sư tư vấn luật xin được trả lời như sau:

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

– Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do những bạn sinh viên nay làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động có thời hạn 02 tháng nên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Vì vậy, Công ty bạn vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội cho các bạn này.

Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ luật sư giỏi TPHCM chuyên về bảo hiểm xã hội, lao động tại Công ty Centa Luật đối với câu hỏi của chị. Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc có câu hỏi muốn được giải đáp mời mọi người gọi đến Văn phòng luật sư Centalaw qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

Trân trọng!

0/5 (0 Reviews)