Có đòi được tiền khi nhờ hối lộ xin việc mà không xin được việc ???

Có đòi được tiền khi nhờ hối lộ xin việc mà không xin được việc ???

Hôm nay Văn phòng luật sư Centalaw nhận được câu hỏi từ anh L.H.D như sau:

Chào Luật sư! Cách đây 02 năm (vào năm 2018) tôi có đưa số tiền 300 triệu đồng cho anh H người mà tôi quen biết để anh giúp tôi hối lộ, đút lót để xin việc. Tuy nhiên đến nay anh H vẫn chưa xin được việc cho tôi và cũng không có động thái trả lại tiền cho tôi. Tôi có bằng chứng chứng minh anh H đã nhận tiền của tôi để đi hối lộ xin việc. Vậy tôi có thể tố cáo người này không? Nếu tố cáo thì người này có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tôi có thể nhận lại được số tiền của mình không? Cảm ơn Luật sư.

doi lai tien hoi lo
Có đòi được tiền khi nhờ hối lộ xin việc mà không xin được việc???

Chào anh! Cảm ơn anh đã luôn tin tưởng và gửi câu hỏi về Centalaw.

Về câu hỏi của anh D, luật sư chuyên án hình sự của chúng tôi trả lời như sau:

Đối với câu hỏi thứ nhất của anh: “Vậy tôi có thể tố cáo người này không?”. Câu trả lời là có.

Thứ hai, “Nếu tố cáo thì người này sẽ bị xử lý thế nào?”.

Tùy thuộc vào số tiền mà anh đưa cho anh H nhằm mục đích gì:

  • Nếu không có chứng cứ chứng minh số tiền đó sẽ được dùng vào việc hối lộ thì việc giao nhận tiền này sẽ được giải quyết theo hướng dân sự. Khi đó, mục đích của giao dịch dân sự không được hoàn thành thành, anh H đương nhiên phải trả lại cho anh số tiền đã nhận. Trường hợp anh đòi nhiều lần anh H không trả thì anh có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi anh H cư trú.
  • Nếu anh có chứng cứ chứng minh số tiền anh đưa cho anh H đã được dùng vào việc hối lộ thì ăn cứ Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 về tội môi giới hối lộ:

Mục lục

Điều 365. Tội môi giới hối lộ

1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Trong trường hợp này anh H đã vi phạm điểm g khoản 2 điều này. Nếu anh H không chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Thứ ba, “Tôi có thể nhận lại được số tiền của mình không?”. Căn cứ điều 364 quy định về Tội đưa hối lộ:

Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”

Như vậy, nếu anh chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Lời kết

Trên đây là giải đáp của luật sư chuyên về hình sự đến từ Công ty Centa Luật để giải đáp thắc mắc cho anh L.T.D.

Mọi thắc mắc có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

Trân trọng cảm ơn.

0/5 (0 Reviews)