Hành vi cấu thành tội chống người thi hành công vụ và mức phạt chi tiết

Hành vi cấu thành tội chống người thi hành công vụ và mức phạt chi tiết

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý của nhà nước và an ninh trật tự xã hội. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, thì những hành vi này lại càng gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy những hành vi chống người thi hành công vụ trong bộ luật hình sự quy định là gì? Tội chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào? Hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch Covid-19 có bị phạt tù không? Tất cả sẽ được Centalaw giải đáp một cách chi tiết và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Chống người thi hành công vụ là gì?

Tại khoản 2 Điều 3 nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Hành vi cấu thành tội chống người thi hành công vụ

Khách thể

Là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của người đang thi hành công vụ và xâm phạm đến hoạt động của nhà nước.

Khách quan

Là người có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở người đang thi hành công vụ hoặc ép người đang thi hành công vụ thực hiện việc trái pháp luật.

Chủ quan

Là người phạm tội thuộc lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi phạm tội của mình là trái pháp luật và đang cản trở người thi hành công vụ.

Chủ thể

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật quy định.

Tội chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Người có hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 20 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, hoặc đưa hối lộ cho người thi hành công vụ:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

  • Đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

  • Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
  • Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.
  • Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

  • Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ.
  • Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ.
  • Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung

  • Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

Quy định về xử lý hình sự

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

  • Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
  • Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên.
  • Tái phạm nguy hiểm.

>> Xem thêm: Tội gây rối trật tự công cộng và các mức phạt chi tiết.

Chống đối lực lượng phòng chống dịch COVID-19 có bị phạt tù không?

Hành vi chống đối lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tù theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự. Dựa vào hành vi, mức độ của người phạm tội để xác định mức phạt và hình thức phạt. Người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2, 3 Điều 20 nghị định 167/2013/NĐ-CP phạt tiền có thể lên đến 5.000.000 đồng. Hoặc có thể bị xử phạt hình sự nếu người phạm tội có đủ các yếu tố cấu thành tội chống đối người thi hành công vụ tại Điều 330 Bộ luật hình sự, mức phạt tù có thể lên đến 07 năm.

Lời kết

Qua bài viết này, quý bạn đọc chắc hẳn đã hiểu được rõ hơn về các hành vi cấu thành tội chống người thi hành công vụ và các mức xử lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tội danh này. Quý khách đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

0/5 (0 Reviews)