Có được giành lại quyền nuôi con khi Tòa án đã ra bản án ly hôn?

Có được giành lại quyền nuôi con khi Tòa án đã ra bản án ly hôn?

Mục lục

TÒA TUYÊN VỢ NUÔI CON, CHỒNG CÓ QUYỀN GIÀNH LẠI KHÔNG?

Chào mọi người, hôm nay Centalaw xin mang đến cho mọi người kiến thức pháp luật hôn nhân gia đình vô cùng bổ ích.

Chị L.T.N có gửi câu hỏi về nhờ được giải đáp với nội dung như sau: “Chào Luật sư, tôi và chồng ly hôn đã có phán quyết của Tòa án giao con cho tôi nuôi dưỡng và chồng tôi phải cấp dưỡng hàng tháng. Nay chồng tôi lại đòi giành lại quyền nuôi con và nói rằng tôi không chăm lo được cho con nhưng trên thực tế tôi chăm cho con tôi rất tốt không có vấn đề gì vậy cho tôi hỏi chồng tôi có thể giành lại quyền nuôi con không ạ. Tôi rất lo lắng, xin hãy tư vấn giúp tôi.”

nuoi-con-khi-ly-hon
Có được giành lại quyền nuôi con khi Tòa án đã ra bản án ly hôn?

Đối với câu hỏi của chị, Centalaw xin được tư vấn như sau:

Theo như chị trình bày là hai vợ chồng chị đã ly hôn và theo phán quyết của Tòa án là giao con cho chị nuôi dưỡng và chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng do vậy hai bên phải tuân thủ theo phán quyết của Tòa án. Về vấn đề chồng chị có thể giành lại quyền nuôi con không thì pháp luật hôn nhân và gia đình cho phép giành lại quyền nuôi con trong trường hợp sau:

Xem thêm: Dịch vụ ly hôn nhanh tại TP HCM.

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Do đó khi muốn giành lại quyền nuôi con phải thuộc vào 2 trường hợp:

Thứ nhất, hai bên có thỏa thuận với nhau về thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Thứ hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Chồng chị muốn giành lại quyền nuôi con từ chị thì nếu hai người không có thỏa thuận với nhau thì chồng chị buộc phải chứng minh chị không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chị.

Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư hôn nhân gia đình tại Văn phòng luật Centalaw đối với câu hỏi của chị. Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc có câu hỏi muốn được giải đáp mời mọi người gọi đến Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

Trân trọng cảm ơn.

0/5 (0 Reviews)