Ly thân là gì? Ly thân và ly hôn giống và khác nhau như thế nào?

Ly thân là gì? Ly thân và ly hôn giống và khác nhau như thế nào?

Khái niệm ly thân được hiểu như thế nào? Ly thân và ly hôn giống và khác nhau như thế nào? Ly thân cần thủ tục gì, có phải ra tòa không? Bài viết sau đây Centalaw sẽ đi giải đáp ly thân là gì và phân biệt ly thân và ly hôn giống và khác nhau như thế nào. Hãy cùng xem bài viết này nhé!

Mục lục

Ly thân là gì?

Có thể hiểu ly thân là việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau, cả hai không đạt được mục đích hôn nhân. Nhưng chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân theo luật định.

Ly thân là gì? Ly thân giống và khác ly hôn ở điểm nào?
Ly thân là gì? Ly thân giống và khác ly hôn ở điểm nào?

Phân biệt ly thân và ly hôn

Giống nhau

Đều xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân, tình trạng vợ chồng không thể hàn gắn, trên thực tế vợ chồng không sống cùng nhau, không có đời sống kinh tế chung, đời sống tinh thần độc lập,…

Khác nhau

– Cho đến nay, ly thân không được pháp luật nước ta ghi nhận nên không có nghĩa về mặt pháp lý, ly thân có thể được coi là tiền đề của việc ly hôn, thể hiện sự không thể hàn gắn, tình cảm vợ chồng có mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến mục đích hôn nhân không đạc được. Nước ta ghi nhận thuật ngữ ly hôn để thể hiện sự chấm dứt quan hệ hôn nhân, khi hai bên hoặc một bên có yêu cầu ly hôn, quá trình ly hôn được thực hiện theo các bước được pháp luật quy định cụ thể vì sẽ có sự thay đổi trong vấn đề nhân thân, tài sản, nợ chung, con cái.

>> Tham khảo: dịch vụ ly hôn trọn gói tại TPHCM hiện nay.

– Việc ly thân không ảnh hưởng đến nhân thân của vợ chồng, chỉ thể hiện việc hai người không cùng chung sống như vợ chồng, trong thời gian ly thân thì vợ chồng vẫn có các quyền và nghĩa vụ như trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ khi ly hôn thì mới chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Không có thủ tục ly thân, chỉ là sự thoả thuận của vợ chồng nhưng thủ tục ly hôn được thể hiện tại luật Hôn nhân gia đình.

Hệ quả pháp lý của ly thân và ly hôn

– Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Do đó, vợ chồng có thể tự thoả thuận với nhau một số vấn đề về nơi ở, con cái,… Tuy nhiên không được làm những điều cấm trong luật Hôn nhân gia đình như: Sống chung như vợ chồng với người khác, kết hôn với người mới,….

– Khi có quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực thì các hệ quả pháp lý xảy ra như: Vấn đề nhân thân, tài sản chung sau phân chia, nợ chung, quyền trực tiếp nuôi dưỡng con, cấp dưỡng,…. Việc ly hôn làm chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ chồng nhưng không chấm dứt quan hệ cha – con, mẹ – con,… Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ với con chung như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cơ sở pháp lý

– Ly thân không có cơ sở pháp lý.

– Ly hôn được quy định ở Chương IV luật Hôn nhân gia đình. Trong đó, quy định cụ thể về việc ly hôn như: quyền yêu cầu giải quyết ly hôn; các bước hoà giải; quá trình thụ lý đơn…..

+ Có hai trường hợp ly hôn là:

– Ly hôn thuận tình: trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và không có bất kỳ tranh chấp nào trong các vấn đề tài sản chung, nợ chung, con chung.

– Ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn): một người có yêu cầu ly hôn và người còn lại không đồng ý, hoặc vợ chồng chưa thoả thuận được các vấn đề về tài sản chung, nợ chung, con chung.

Lời kết

Qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm ly thân và sự khác nhau giữa ly thân và ly hôn. Mọi thắc mắc về các vấn đề hôn nhân và gia đình, quý khách vui lòng liên hệ Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738  để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết.

Trân trọng,

5/5 (1 Review)