Gây tai nạn giao thông làm chết người thì có bị xử lý hình sự không?

Gây tai nạn giao thông làm chết người thì có bị xử lý hình sự không?

Gây tai nạn giao thông làm chết người thì có bị xử lý hình sự không? Đây là câu hỏi từ anh B gửi về Văn phòng luật sư Centalaw

“Chào Luật sư! Vào tháng 01/2020 tôi có điều khiển xe máy và va chạm với người qua đường. Hậu quả là người đó tử vong, sau đó gia đình tôi cũng đã chi trả, bồi thường tiền cho bên gia đình nạn nhân, họ cũng không khởi kiện tôi nữa. Vậy cho hỏi tôi có bị đi tù không ạ? ”

Cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và gửi câu hỏi về Văn phòng luật sư Centalaw. Về câu hỏi của anh B, đội ngũ luật sư công ty Centa Luật xin được trả lời như sau:

Mục lục

Căn cứ vào điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:

tai nan giao thong
Gây tai nạn giao thông làm chết người thì có bị xử lý hình sự không?

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.”

Ngoài ra, tại khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Như vậy, trong trường hợp này của anh B vẫn sẽ bị khởi tố hình sự mà không cần yêu cầu của bị hại. Về mức phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác để quyết định.

Lời kết

Trên đây là giải đáp của đội ngũ luật sư giỏi của Văn phòng luật sư Centalaw để giải đáp thắc mắc cho anh B.

Mọi thắc mắc có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

Trân trọng!

0/5 (0 Reviews)