Muốn ly hôn nhưng không muốn cho con biết ???

Muốn ly hôn nhưng không muốn cho con biết ???

Hôm nay, Văn phòng luật sư Centalaw nhận được câu hỏi của một Quý khách hàng tên Nguyễn Thị L. (Vũng Tàu) có nội dung như sau:

“Tôi và chồng kết hôn được 15 năm. Nhưng gần đây, chồng tôi ngoại tình và một mực đòi ly hôn. Do quá mệt mỏi nên tôi đã đồng ý, hai vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng tôi lại muốn nuôi con và cũng không muốn cho con gái (12 tuổi) của tôi biết, sợ ảnh hưởng đến tâm lí của đứa bé, gần đến ngày ra Tòa rồi, Tôi phải làm thế nào ạ?”

ly hon khong muon cho con biet
Muốn ly hôn nhưng không muốn cho con biết ???

Mục lục

Muốn ly hôn nhưng không muốn cho con biết ???

Cảm ơn Quý khách hàng đã luôn tin tưởng và gửi câu hỏi về Centalaw. Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình của chúng tôi xin được trả lời về vấn đề của Chị L như sau:

Theo quy định tại đoạn 2 khoản 3 Điều 208 BLTTDS:

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến.

Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

 Điều 81 Luật HNGĐ 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

Như vậy có thể thấy rằng khi ly hôn trong mọi trường hợp là ly hôn thuận tình hay đơn phương hay trong các vụ án ly hôn, liên quan đến vấn đề nuôi con từ đủ 7 tuổi trở lên thì thủ tục xem xét nguyện vọng của đứa bé là điều bắt buộc.

Tuy nhiên trên thực tế việc lấy ý kiến của đứa bé có nhiều hình thức, thông thường thì đa phần các Tòa án lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên bằng văn bản (Bản khai, tự khai viết tay, hoặc đánh máy) có chữ kí hoặc điểm chỉ của con và cha mẹ đảm bảo việc lấy ý kiến của đứa bé diễn ra trong một không gian thân thiện, phù hợp, không ảnh hưởng đến tâm lý đứa bé.

>> Tham khảo: dịch vụ ly hôn nhanh chỉ trong 7 ngày.

Lời kết

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình để giải đáp thắc mắc cho chị L.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này. Cả nhà đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

0/5 (0 Reviews)