Rửa tiền là gì? Phạm tội rửa tiền bị xử phạt như thế nào?

Rửa tiền là gì? Phạm tội rửa tiền bị xử phạt như thế nào?

Tội rửa tiền có bị phạt tù không? Khái niệm về rửa tiền là gì, các hình thức rửa tiền như thế nào? Phát luật căn cứ cấu thành tội rửa tiền và các hình thức xử phạt ra sao? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Centalaw đi tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Rửa tiền là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 luật Phòng chống rửa tiền 2012 giải thích “Rửa tiền” là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hoá nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Các tổ chức, cá nhân luôn che giấu nguồn gốc của những khoản tiền thu được từ hoạt động bất hợp pháp nhằm qua mặt cơ quan thực thi pháp luật.

Rửa tiền là gì
Rửa tiền là gì

Một số hình thức rửa tiền

Căn cứ Điều 324 Bộ luật hình sự, khoản 1 Điều 4 luật Phòng chống rửa tiền 2012 bao gồm những hành vi như:

– Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.

– Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.

– Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.

– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Ngoài ra, hành vi trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý; chiếm hữu tài sản khi đã biết rõ nguồn gốc tài sản do tài sản mà có cũng có thể được xem là hành vi của tội rửa tiền.

Căn cứ cấu thành tội rửa tiền

– Mặt khách thể: Tội rửa tiền được quy định tại mục 4 Bộ luật hình sự quy định các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng. Đối tượng tác động là tiền, các loại tài sản do phạm tội mà có.

– Mặt khách quan: Là hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản bất hợp pháp hoặc do phạm tội mà có. Các hành vi được quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý, nhận thức được tiền, tài sản bất hợp pháp nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi hợp pháp nguồn tiền, tài sản trên.

– Mặt chủ thể: Là cá nhân đủ năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân.

Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào?
Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào?

Mức xử phạt hình sự về tội rửa tiền

Căn cứ Điều 324 Bộ luật hình sự quy định như sau:

– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các hành vi tại khoản 1 điều này.

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các hành vi tại khoản 2 điều này như: Có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn, có tính chất chuyên nghiệp, dùng thù đoạn tinh vi xảo quyệt,…

– Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm đối với các hành vi tại khoản 3 điều này như: Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

– Ngoài ra người chuẩn bị phạm tội này cũng sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và các khung hình phạt chi tiết.

Sử dụng tiền giả mà không biết có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ Điều 207 Bộ luật hình sự quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì việc sử dụng tiền giả có thể được xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh được hành vi trên thuộc về lỗi cố ý, hoặc lỗi vô ý tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa. Ngược lại nếu không chứng minh được có lỗi thì người sử dụng tiền giả không bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hậu quả và chính sách phòng chống rửa tiền.

– Hậu quả: Tội rửa tiền gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, phá vỡ sự ổn định, gây bất ổn nền tài chính của quốc gia, có tác động tiêu cực đến xu hướng đầu tư, tạo ra nhiều rủi ro…

– Chính sách: Căn cứ Điều 6 luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định về chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền như: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền;….

Lời kết

Qua bài viết chắc hẳn cả nhà đã hiểu được một số hình thức rửa tiền được pháp luật quy định là gì rồi đúng không. Hiện nay khi công nghệ phát triển, các hình thức rửa tiền ngày càng tinh vi hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tội rửa tiền và các mức xử lý vi phạm. Quý khách đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

0/5 (0 Reviews)