Tham nhũng là tệ nạn mang tính toàn cầu, xuất hiện và tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Nạn tham nhũng từ lâu đã được Đảng ta chỉ rõ là “nội xâm”. Một trong những nguy cơ chính đe dọa sự tồn vong của chế độ, sự phát triển của đất nước. Phòng, chống tham nhũng luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước từ lâu nay. Tham nhũng là gì? Chủ thể của tội tham nhũng là những ai? Các loại tội tham nhũng hiện nay trong trong bộ luật hình sự là gì? Những hành vi nào bị coi là tham nhũng? Bài viết sau đây Centalaw sẽ giải đáp những vấn đề này một chính chi tiết và dễ hiểu nhất.
Mục lục
Tham nhũng là gì?
Tham nhũng là hình vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các hành vi như: tham ô, nhận hối lộ, sử dụng trái phép tài sản, chiếm đoạt tài sản của công dân, vụ lợi… hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản của nhà nước, tập thể, cá nhân.
Chủ thể của tội tham nhũng
Chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Các loại tội phạm tham nhũng
Căn cứ tại chương XXIII Bộ luật hình sự thì có 07 loại tội phạm tham nhũng:
– Tội tham ô tài sản (Điều 353).
– Tội nhận hối lộ (Điều 354).
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355).
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356).
– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357).
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi (Điều 358).
– Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).
Những hành vi nào bị coi là tham nhũng?
Căn cứ Điều 2 luật Phòng, chống tham nhũng quy định các hành vi tham nhũng như sau:
Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi.
- Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Tội tham ô tài sản có phải là tội tham nhũng không?
Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng. Tội tham ô tài sản được quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự quy định các tội phạm về tham nhũng. Pháp luật không quy định “tội tham nhũng”, pháp luật chỉ quy định “các tội phạm tham nhũng” và tội tham ô tài sản là một trong các tội phạm tham nhũng.
>> Xem thêm: Rửa tiền là gì? Phạm tội rửa tiền bị xử phạt như thế nào?
Tội phạm tham nhũng bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 92 luật Phòng, chống tham nhũng quy định xử lý hành vi tham nhũng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại các Điều 353, 354, 355, 356, 357, 358, 359 quy định chi tiết từng loại tội phạm tham nhũng và các khung hình phạt đối với các tội trên.
Lời kết
Qua bài viết này, quý bạn đọc chắc hẳn đã hiểu được rõ hơn về tham nhũng là gì, các loại tội phạm tham nhũng và các hành vi cấu thành tội tham nhũng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tham nhũng. Quý khách đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.