Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các tội danh này đều đều có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Khung hình phạt cho các tội danh này như thế nào? Điểm khác biệt giữa các tội danh này ra sao? Hãy cùng Centalaw đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tội cướp tài sản
Tội cướp tài sản là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự quy định về tội cướp tài sản “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản
Khách thể của tội cướp tài sản
Khách thể bị xâm phạm là quan hệ nhân thân và quan hệ về tài sản.
Mặt khách quan của tội cướp tài sản
– Hành vi dùng vũ lực: Người phạm tội dùng sức mạnh để tác động vào người của nạn nhân, có thể khiến nạn nhân bị thương tích hoặc chưa bị thương tích đáng kể, ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc tính mạng của nạn nhân.
– Hành vi đe doạ dùng vũ lực: Người phạm tội dùng lời nói hoặc hành vi đe doạ người bị hại, làm cho người bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Mặt chủ quan của tội cướp tài sản
Là lỗi cố ý, người phạm tội với mục đích là chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Chủ thể của tội cướp tài sản
Người đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Khung hình phạt tội cướp tài sản
Căn cứ Điều 168 Bộ luật hình sự quy định như sau:
– Tại khoản 1 Điều 168 quy định các hành vi bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
– Tại khoản 2 Điều 168 quy định các hành vi bị phạt từ 07 năm đến 15 năm như: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm;…..
– Tại khoản 3 Điều 168 quy định các hành vi bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù như: chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Tại khoản 4 Điều 168 quy định các hành vi bị phạt từ 18 năm đến 20 năm tù hoặc phạt tù chung thân như: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; làm chết người;….
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>> Xem thêm: dịch vụ luật sư hình sự uy tín TPHCM, chuyên bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.
Tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự quy định về tội cưỡng đoạt tài sản “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
– Khách thể: Chủ yếu là quan hệ về tài sản.
– Mặt khách quan: Đe doạ dùng vũ lực ở tội này khác với đe doạ dùng vũ lực lập tức ở tội cướp tài sản, có thể đe doạ trong tương lai hoặc có các thù đoạn khác uy hiếp tinh thần nạn nhân.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý và với mục đích chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc các khoản 2,3,4) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khung hình phạt tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ Điều 170 Bộ luật hình sự quy định về tội cưỡng đoạt tài sản:
– Tại khoản 1 Điều 170 quy định khung hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù.
– Tại khoản 2 Điều 170 quy định khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm tù như: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ.
– Tại khoản 3 Điều 170 quy định khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù như: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Tại khoản 4 Điều 170 quy định khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù như: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác”.
Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
– Khách thể: Quan hệ sở hữu tài sản.
– Mặt khách quan: Người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối, đưa ra thông tin sai nhằm đánh lừa người khác.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý, thực hiện được hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản.
– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc các khoản 3,4) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
– Tại khoản 1 Điều 174 quy định về khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Tại khoản 2 Điều 174 quy định về khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù như: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng…
– Tại khoản 3 Điều 174 quy định về khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù như: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh,…
– Tại khoản 4 Điều 174 quy định về khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân như: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho cả nhà. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan tới các tội danh ở trên. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết nhé.