Tội trốn thuế là gì? Mức phạt đối với cá nhân và doanh nghiệp trốn thuế

Tội trốn thuế là gì? Mức phạt đối với cá nhân và doanh nghiệp trốn thuế

Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước. Tội trốn thuế được hiểu như thế nào? Các hành vi trốn thuế và mức phạt đối với cá nhân và doanh nghiệp trốn thuế là gì? Hãy cùng Centalaw đi tìm hiểu rõ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Tội trốn thuế là gì?

Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế. Ví dụ như bán hàng mà không xuất hoá đơn để giảm doanh thu hay tạo ra những thông tin không có thật như mua hoá đơn để tăng chi phí nhằm khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT…

Khái niệm về tội trốn thuế
Khái niệm về tội trốn thuế

Các hành vi trốn thuế

Căn cứ Điều 200 Bộ luật hình sự quy định về tội trốn thuế, trong đó có các hành vi như:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế.
  • Không nộp hồ sơ khai thuế.
  • Nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

Cấu thành tội trốn thuế

Đối với cá nhân

– Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên.

– Khách thể: Tội phạm xâm phạm quy định của nhà nước về thuế, làm suy giảm đến ngân sách nhà nước.

– Mặt khách quan: Người phạm tội có các hành vi đang và đã xâm phạm chính sách pháp luật của nhà nước về thuế. Mục đích không muốn đóng thuế hoặc đóng ít hơn so với thực tế.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý.

Đối với doanh nghiệp

– Chủ thể: Pháp nhân được nhà nước công nhận là pháp nhân thương mại.

– Về các yếu tố khác tương tự như đối với cá nhân.

Khung hình phạt đối với tội trốn thuế

Mức phạt đối với tội trốn thuế thu nhập cá nhân

Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt về tội trốn thuế thu nhập cá nhân.

Mức phạt sẽ tuỳ vào từng trường hợp cụ thể:

– Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.

– Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

– Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

– Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

– Ngoài ra còn có các biện pháp khắc phục hậu quả.

Mức phạt hành vi trốn thuế
Mức phạt hành vi trốn thuế

Xử phạt hình sự

Căn cứ Điều 200 Bộ luật hình sự quy định về tội trốn thuế:

– Khoản 1 điều này quy định các hành vi bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Khoản 2 quy định các hành vi bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

– Khoản 3 quy định các hành vi bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Từ quy định trên, cá nhân có thể chịu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 03 tháng đến mức cao nhất là 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư hình sự tại Centalaw, chuyên tư vấn và bào chữa các vụ án hình sự, bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Mức phạt đối với tội trốn thuế doanh nghiệp

Xử phạt hành chính

Tương tự như xử phạt hành chính đối với cá nhân trốn thuế, tội trốn thuế doanh nghiệp có hành vi trốn thuế mà chưa đủ cấu thành trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt theo Nghị định 125/NĐ-CP.

Xử phạt hình sự

Căn cứ khoản 5 Điều 200 Bộ luật hình sự quy định:

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

– Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trốn thuế bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

Căn cứ Điều 200 Bộ luật hình sự, người phạm tội có hành vi trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng như đã bị xử phạt hành chính về tội trốn thuế hoặc đã bị kết án vì những tội này hoặc về 01 trong các tội được quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật hình sự chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự.

Lời kết

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được phần nào về tội trốn thuế và các mức phạt đối với tội trốn thuế cá nhân và doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan tới tội trốn thuế và các mức phạt. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết nhé.

0/5 (0 Reviews)