Điều kiện đăng ký thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì ?

Điều kiện đăng ký thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì ?

Những ngày qua Văn phòng luật sư Centalaw có nhận được rất nhiều câu hỏi về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận thấy đây là vấn đề mà khá nhiều khách hàng còn chưa nắm rõ nên hôm nay Luật sư tư vấn tại Centalaw sẽ cùng cả nhà tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé

Mục lục

Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố Thành phố Hồ Chí Minh là gì?

dang-ky-thuong-tru
Điều kiện đăng ký thường trú tại TPHCM là gì?

Cơ sở pháp lý: Điều 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013.

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp 1. Có chỗ ở hợp pháp.

+ Nếu đăng ký thường trú vào các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh như huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh từ một năm trở lên;

+ Nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh như Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Tân thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh từ hai năm trở lên.

Lưu ý: Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

Trường hợp 2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

+ Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

+ Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

Xem thêm: Quy trình và thủ tục làm thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip.

Trường hợp 3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

Trường hợp 4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, nay trở về thành phố Hồ Chí Minh sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

Lưu ý: Trường hợp 1, 3 và 4 đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

+ Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Lời kết

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư tư vấn pháp luật trực thuộc Centalaw để giải đáp thắc mắc cho chị T.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, cả nhà đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

0/5 (0 Reviews)