Khái niệm về quy phạm pháp luật được hiểu như thế nào? Quy phạm pháp luật có mấy loại, đặc điểm và các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật là gì? Hãy cùng Centalaw đi tìm hiểu chi tiết các vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.
Quy phạm là gì?
Quy phạm là những quy định, quy tắc xử sự chung do một cộng đồng tạo ra (quy phạm xã hội) hay do nhà nước ban hành (quy phạm pháp luật) để duy trì và quản lý trật tự xã hội, là những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong một phạm vi cộng đồng nhất định.
Đặc điểm của quy phạm pháp luật
Các văn bản quy phạm pháp luật thường có những đặc điểm như:
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
– Nội dung thường chứa những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc cho cộng đồng.
– Khi có những sự kiện phát pháp lý phát sinh trong đời sống thì những văn bản quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng để điều chỉnh.
– Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành đều được quy định cụ thể.
Quy phạm pháp luật có mấy loại
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
– Quy phạm pháp luật dân sự.
– Quy phạm pháp luật hành chính.
Căn cứ vào nội dung
– Quy phạm pháp luật định nghĩa.
– Quy phạm pháp luật điều chỉnh: các quy phạm này quy định quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong các quan hệ xã hội. Gồm ba nhóm Quy phạm bắt buộc, quy phạm cấm đoán, quy phạm cho phép.
– Quy phạm pháp luật bảo vệ: đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh
– Quy phạm pháp luật dứt khoát.
– Quy phạm pháp luật không dứt khoát.
– Quy phạm pháp luật tùy nghi.
– Quy phạm pháp luật hướng dẫn.
Căn cứ vào cách thức trình bày
– Quy phạm pháp luật bắt buộc.
– Quy phạm pháp luật cấm đoán.
– Quy phạm pháp luật cho phép.
Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật
Giả định
Phần này các văn bản quy phạm pháp luật sẽ xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, những giả thiết những trường hợp, điều kiện mà chủ thể có thể gặp trong thực tế.
Quy định
Sau khi đặt giả định, văn bản quy phạm pháp luật phải đưa ra được quy định, xác định cụ thể chủ thể phải làm gì trong trường hợp đã nêu ra ở phần giả định.
Chế tài
Phần này thường sẽ nêu ra các biện pháp xử lý của nhà nước đối với chủ thể không thực hiện đúng với quy định của quy phạm pháp luật, chủ thể phải chịu trách nhiệm.
Một số ví dụ về quy phạm pháp luật
Bộ luật hình sự quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Lời kết
Qua bài viết này, Centalaw hy vọng sẽ mang tới cho các bạn những thông tin hữu ích về quy phạm pháp luật là gì, đặc điểm và các yếu tố cấu thành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quy phạm pháp luật. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.