Văn bản quy phạm phát luật là gì? Hệ thống VBQPPL ở nước ta hiện nay

Văn bản quy phạm phát luật là gì? Hệ thống VBQPPL ở nước ta hiện nay

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật. Trong bài viết này Centalaw sẽ chia sẻ tới bạn đọc khái niệm thế nào là văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay và thẩm quyền ban hành trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật (căn cứ Điều 2 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay và thẩm quyền ban hành

Căn cứ Điều 4 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

  1. Hiến pháp.
  2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
  3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
  10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
  13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
  15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

> Nếu bạn bị nhầm lẫn giữa hai loại VBQPPL và VBPL thì hãy tham khảo thêm bài viết: Văn bản pháp luật là gì?.

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

Căn cứ Điều 18, Điều 19 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ được ban hành Nghị định và Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật

– Nghị định 208/2013/ NĐ-CP ban hành ngày 17/12/2013. Nghị định này quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; điều kiện bảo đảm; chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho cả nhà những thông tin hữu ích về văn bản quy phạm phát luật và hệ thống văn bản QPPL hiện nay ở nước ta. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến VBQLPL. Quý khách đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.

5/5 (1 Review)