Làm thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip cần những giấy tờ gì, có mất phí không? Quy trình và thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây Centalaw sẽ cập nhật đầy đủ quy trình và thủ tục làm căn cước công dân gắn chip mới nhất 2021.
Mục lục
Đối tượng được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 luật Căn cước công dân “Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân”.
Ngoài ra, người dân có quyền yêu cầu để được cấp, đổi, cấp lại trong các trường hợp được quy định tại luật này.
Quy trình và thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị
Đối với người đổi từ CMND sang CCCD gắn chip
– CMND đã được cấp.
– Sổ hộ khẩu.
– Giấy khai dinh hoặc giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp có thay đổi thông tin.
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip
– CCCD mã vạch.
– Giấy khai sinh.
Các bước thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip
Điền tờ khai
Nội dung tờ khai sẽ được hướng dẫn cụ thể tại những nơi đăng ký CCCD, một số lưu ý khi điền tờ khai như sau:
– Chỉ có 03 màu mực được chấp nhận khi điền tờ khai là màu mực xanh, tím than hoặc màu đen.
– Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thoả thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
– Trường hợp công dân chỉ có năm sinh, không có ngày sinh, tháng sinh thì phải liên hệ chính quyền địa phương bổ sung ngày, tháng sinh. Sau đó mới tiến hành điền tờ khai.
– Tình trạng hôn nhân chỉ được điền 01 trong 03 trường hợp: Độc thân, đã kết hôn, đã ly hôn.
– Trường hợp kê khai tôn giáo khi đăng ký CCCD khác với giấy khai sinh thì tuỳ từng địa phương sẽ có các yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh tôn giáo.
Chụp ảnh, lấy vân tay
Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.
– Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về đổi, cấp, cấp lại thẻ Căn cước công dân “Thu nhận vân tay của công dân”.
– Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về đổi, cấp, cấp lại thẻ Căn cước công dân “Chụp ảnh chân dung của công dân”.
Ảnh chân dung của công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt…
Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện
Sau khi thực hiện xong các bước, cán bộ sẽ in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân, cho công dân kiểm tra và ký tên.
Giao giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Nơi trả kết quả: tại Cơ quan Công An nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ công dân cung cấp.
Xem thêm: Điều kiện đăng ký thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
Quy định về lệ phí khi làm CCCD gắn chip
– Đối với công dân đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ CCCD lần đầu không phải nộp lệ phí.
– Công dân chuyển từ CMND, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip lệ phí là 30.000 đồng/ thẻ CCCD.
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình và thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.