Hôm nay, Văn phòng luật sư Centalaw nhận được câu hỏi từ chị N.T.V với nội dung như sau:
“Chào Luật sư! Hiện tại tôi đang làm công nhân tại một công ty sản xuất, gần đây tôi có được thông báo rằng sắp tới công ty sẽ cắt giảm nhân sự vì tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh. Luật sư cho tôi hỏi, công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này không? Nếu tôi bị công ty cho thôi việc vì lí do này thì tôi được hưởng những chế độ nào?”
Cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và gửi câu hỏi về tổng đài tư vấn Luật miễn phí của chúng tôi. Về câu hỏi của chị N.T.V, tổng đài tư vấn Luật miễn phí của chúng tôi trả lời như sau:
- Căn cứ khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 quy định về các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 38: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Mục lục
Người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
Theo đó người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định:
2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do địch họa, dịch bệnh;
b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012:
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư khác của Centalaw.
Quyền của người lao động khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bất khả kháng.
1. Hưởng trợ cấp mất việc
Vì lý do bất khả kháng mà một số doanh nghiệp có thể sẽ phải thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điểu 49 bộ luật này cụ thể:
– Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điêu 44 và Điều 45 của bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
2. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Centalaw xin được giải đáp câu hỏi của chị N.T.V như sau:
Do đó, nếu người lao động bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do bất khả kháng theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 nêu trên và có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ làm việc tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trân trọng!
Lời kết
Trên đây là bài tư vấn luật miễn phí của bạn T.D đến từ Văn phòng luật sư Centalaw để giải đáp thắc mắc cho chị N.T.V.
Mọi thắc mắc cần được tư vấn giải đáp. Quý khách vui lòng gọi vào số điện thoại đến Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738.