Hệ số lương là gì? Cách tính lương cơ bản trong hệ số lương như thế nào? Mức lương tối thiểu vùng mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ đi tìm hiểu về các vấn đề này và các khái niệm về: bậc lương, ngạch lương, lương cơ bản,…
Mục lục
Hệ số lương là gì?
Hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương và mức lương tối thiểu. Hệ số lương là một trong những yếu tố cơ bản của bảng lương, thể hiện sự chênh lệch, khác nhau giữa lương cơ bản và lương tối thiểu.
Bậc lương là gì?
Bậc lương là thể hiện sự thăng tiến về lương trong mỗi ngạch của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.
Ngạch lương là gì?
Ngạch lương là khái niệm được sử dụng trong ngành kế toán-tài chính. Là cơ sở để phân biệt trình độ và vị trí làm việc của mỗi nhân viên cán bộ trong doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào đó có hình thức trả lương cho nhân viên. Ngạch lương của mỗi cán bộ công nhân viên, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau, và từ việc ngạch lương khác nhau nên khi trả lương mỗi người sẽ có mức lương khác nhau.
Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay mức lương tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Theo đó, mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.
Lương tối thiểu vùng là gì?
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương. Như vậy, lương tối thiểu vùng và lương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng.
Mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng hiện nay
– Mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP trong đó mức lương tối thiểu vùng I là 4.420.000 đồng, vùng II là 3.920.000 đồng, vùng III là 3.430.000 đồng, vùng IV là 3.070.000 đồng.
(*) Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
– Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương
Căn cứ Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.
Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
Mức lương thấp nhất (khởi điểm) được quy định như sau:
+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Công thức tính lương cơ bản theo hệ số
Lương được hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương được hưởng.
Trong đó:
+ Lương cơ sở được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật hiện hành.
+ Hệ số lương tuỳ vào từng nhóm cấp bậc khác nhau sẽ có hệ số khác nhau.
Các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh tiền lương
Tiền lương là kết quả của việc thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động, bên cạnh đó còn có thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp để bù đắp những yếu tố không ổn định của công việc. Pháp luật cho phép các bên tự thoả thuận vấn đề tiền lương. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đáp ứng đầy đủ về các mặt pháp luật, thực tế, nhu cầu và trách nhiệm của các bên và nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Các bộ phận cấu thành tiền lương có mối quan hệ mật thiết, bổ sung để đảm bảo giá trị của sức lao động.
Tiền lương phải đảm bảo được tính công bằng và không phân biệt đối xử. Việc trả lương phải đúng năng lực, trình độ, vị trí, năng suất làm việc.
(*) Nguồn tham khảo:
– Bộ luật lao động 2019.
– Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
– Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hệ số lương là gì và cách tính lương cơ bản theo hệ số. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.