Phụ cấp lương là gì? Chế độ và các khoản phụ cấp lương hiện nay

Phụ cấp lương là gì? Chế độ và các khoản phụ cấp lương hiện nay

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp lương mà người lao động được nhận như thế nào? Phụ cấp lương có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không? Bài viết sau đây Centalaw sẽ giải đáp các vấn đề liên quan tới các khoản phụ cấp tiền lương một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

Mục lục

Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp lương là một cơ cấu trong thu nhập của người lao động, trong đó có các khoản để bù đắp cho các yếu tố về điều kiện lao động, trình độ, điều kiện sinh hoạt,… Căn cứ điểm b, c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp tiền lương hiện nay
Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp tiền lương hiện nay

Chế độ phụ cấp lương dựa trên các yếu tố nào?

Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

– Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

– Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động: tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động. Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

>> Xem thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương.

Phụ cấp lương bao gồm những khoản nào?

Phụ cấp chức vụ, chức danh: là khoản tiền trả thêm cho người lao động vừa làm việc chuyên môn vừa giữ chức vụ nào đó.

Phụ cấp trách nhiệm: là khoản tiền mà người lao động được hưởng khi làm việc chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng chưa nêu rõ trong hợp đồng lao động.

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: thường dành cho người lao động làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, tiếp xúc với hoá chất,…

Phụ cấp thâm niên: dành cho người lao động có tay nghề lâu năm, khuyến khích người lao động để họ gắn bó hơn với nghề, với nơi làm việc.

Phụ cấp khu vực: dành cho lao động làm việc ở vùng sâu vùng xa, khí hậu khắc nghiệt,…

Phụ cấp lưu động: đối với những công việc có tính chất phải thường xuyên thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, không ổn định,…

Phụ cấp thu hút: khuyến khích người lao động đến làm việc tại những vùng kinh tế mới, còn khó khăn trong việc sinh hoạt.

Phụ cấp lương có phải đóng BHXH không?

Các khoản phụ cấp bắt buộc đóng bảo hiểm là các khoản được quy định ở điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH:

Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Mức phụ cấp lương hiện nay được pháp luật quy định thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì “Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên”. Pháp luật không đặt ra mức phụ cấp lương cụ thể, mà sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau tùy thuộc vào từng công việc, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Lời kết

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về phụ cấp lương và các khoản phụ cấp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới phụ cấp lương. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

0/5 (0 Reviews)