Tình hình dịch Covid đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống, trong đó nặng nề nhất là nền sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng hàng ngàn công nhân viên lâm vào tình trạng thất nghiệp, mất việc làm. Để hỗ trợ giúp người lao động vượt qua khó khăn trước mắt, Nhà nước đã trích một phần ngân sách để hỗ trợ cho những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp do dịch Covid 19. Hôm nay Centalaw sẽ gửi đến mọi người bài viết giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ nào do dịch Covid-19 gây ra?
Tuần qua Văn phòng luật sư Centalaw đã nhận được câu hỏi của chị V.T.M hiện đang làm việc tại một công ty A nằm trong khu công nghệ cao tọa lạc tại Quận 9 TP Hồ Chí Minh như sau:
“Tôi làm việc đã được 3 năm tại vị trí đóng gói của một công ty chuyên xuất khẩu bao bì sang nước ngoài, do ảnh hưởng của dịch nên Công ty yêu cầu chúng tôi (gồm tôi và khoảng 30 người khác) trong khâu đóng gói phải nghỉ việc tạm thời trong vòng 1 tháng tới, chúng tôi được biết Nhà nước có dành chính sách hỗ trợ cho người lao động. Vậy cho tôi hỏi, tôi có được hưởng chính sách này không? Mức hưởng bao nhiêu và thủ tục hưởng như thế nào? Xin được tư vấn ạ”.
Đối với câu hỏi của chị, Luật sư tư vấn luật lao động xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo Nghị quyết 42/NQ-CP quy định các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bao gồm:
(1) NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
(2) Hộ kinh doanh cá thể
(3) Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
(4) Lao động tự do (không có giao kết hợp đồng)
(5) Người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo.
>> Xem thêm các dịch vụ luật sư khác của Centalaw tại đây.
Đối với trường hợp làm việc theo chế độ hợp đồng lao động:
Điều kiện:
+ Người lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương.
+ Phải có thời gian tạm hoãn, nghỉ không lương từ 1 tháng trở lên tính từ ngày 1/4/2020.
Thủ tục:
+ NLĐ phải có đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu của cơ quan chức năng) gửi đến chủ doanh nghiệp.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp có quy mô trên 100 lao động hoặc dưới 100 lao động thì người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ lần lượt trực tiếp đến Sở LĐ-TB&XH, Phòng LĐ-TB&XH nơi đặt trụ sở, văn phòng đại diện.
Mức hưởng:
Mức hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.
Do đó căn cứ vào trường hợp của chị, cần phải xác định rõ là việc hoãn thực hiện hợp đồng này bắt đầu từ thời điểm nào? Để được hưởng chính sách này thì thời gian hoãn thực hiện hợp đồng hoặc nghỉ không lương phải bắt đầu từ 1/4/2020 và chị phải làm đơn đề nghị gửi đến chủ doanh nghiệp nơi chị đang làm việc.
Lời kết
Trên đây là nội dung tư vấn đối với câu hỏi của chị, nếu còn thắc mắc hoặc có vấn đề cần giải đáp chị vui lòng liên hệ cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.
Trân trọng.