Khái niệm Pháp lệnh được hiểu như thế nào? Thẩm quyền ban hành pháp lệnh là cơ quan nào? Nội dung của pháp lệnh là gì? Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Hãy cùng Centalaw đi tìm hiểu chi tiết từng vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Pháp lệnh là gì?
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề được Quốc hội giao (Điều 16 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), quy định những quy tắc xử sự chung mà chưa có luật điều chỉnh.
Thẩm quyền ban hành pháp lệnh
Tại khoản 1 Điều 16 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội.
- Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
- Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nội dung của pháp lệnh
Một pháp lệnh thông thường sẽ có các nội dung chính như:
– Cơ sở ban hành pháp lệnh.
– Nội dung chính: quy định chung và quy định cụ thể. Phần quy định cụ thể thường sẽ quy định về hành vi đối tượng điều chỉnh, hành vi của các cán bộ công chức, hành vi chế tài,…
– Phần kết thúc của pháp lệnh: điều khoản bị bãi bỏ, sửa đổi hay điều khoản có hiệu lực,…
Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Luật ban bành văn bản quy phạm pháp luật thì quy phạm pháp luật được giải thích như sau: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Và tại Điều 4 pháp lệnh được liệt kê trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ về Pháp lệnh
Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2012. Pháp lệnh này quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
Sự khác biệt giữa Pháp lệnh và Luật
Pháp lệnh và luật có những điểm khác nhau như sau:
– Luật là văn bản có tính ổn định cao, được nghiên cứu, soạn thảo và ban hành có tính phổ quát, quy tắc xử sự dựa trên sự lâu dài và phát triển của xã hội. Đối tượng điều chỉnh khó thay đổi trong một thời gian nhất định.
– Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội thấp dễ thay đổi trong thời gian ngắn.
Lời kết
Qua bài viết này, cả nhà chắc cũng đã hiểu sâu hơn về khái niệm pháp lệnh, sự khác nhau giữa pháp lệnh và luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới pháp lệnh. Quý khách đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.