Quyết định là gì? Các loại quyết định và thẩm quyền ban hành quyết định

Quyết định là gì? Các loại quyết định và thẩm quyền ban hành quyết định

Quyết định là gì, có mấy loại? Thẩm quyền ban hành quyết định là ai? Quyết định có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Hãy cùng Centalaw sẽ giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan đến quyết định một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất trong bài viết sau đây.

Mục lục

Quyết định là gì?

Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật dùng để ban hành các biện pháp, thể chế, các quy định cụ thể. Vừa là văn bản quy phạm pháp luật vừa là văn bản áp dụng pháp luật. Quyết định được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

Quyết định là gì?
Quyết định là gì?

Thẩm quyền ban hành quyết định là ai?

Căn cứ luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quyết định được ban hành bởi:

– Chủ tịch nước.

– Thủ tướng chính phủ.

– Tổng kiểm toán nhà nước.

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Các loại quyết định

Quyết định của Chủ tịch nước

Căn cứ Điều 17 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:

Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Quyết định của Thủ tướng chính phủ

Căn cứ Điều 20 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:

Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước

Căn cứ Điều 26 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật “Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán”.

Quyết định có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

Quyết định là một văn bản quy phạm pháp luật Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Luật ban bành văn bản quy phạm pháp luật thì quy phạm pháp luật được giải thích như sau: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Và tại Điều 4 Quyết định được liệt kê trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Căn cứ để ban hành Quyết định

Căn cứ Điều 61 nghị định 34/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 61. Căn cứ ban hành văn bản:

Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.

Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản. Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.

Căn cứ ban hành văn bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm(.).

Lời kết

Qua bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về quyết định là gì và các vấn đề liên quan tới quyết định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quyết định. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được giải đáp chi tiết hơn.

0/5 (0 Reviews)