Nghị định được hiểu như thế nào? Cơ quan ban hành nghị định là ai? Nghị định có hiệu lực khi nào? Trong bài viết này, Centalaw sẽ giải đáp cho các bạn về Nghị định là gì và các nội dung cơ bản liên quan tới Nghị định một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
Mục lục
Nghị định là gì?
Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được Chính phủ ban hành với mục đích giải thích, hướng dẫn luật hoặc những sự kiện pháp lý mới nảy sinh trong xã hội mà chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh. Nghị định còn quy định các quyền và những vụ của công dân được hưởng theo nội dung của Hiến pháp và Luật.
Cơ quan ban hành nghị định
Căn cứ Điều 19 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định được Chính phủ ban hành. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở nước ta, trực tiếp quyền hành pháp, dưới Chính phủ còn có các bộ và cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ thì có thể thấy Chính phủ là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Nghị định.
Nghị định có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 151 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Nghị định có phải là văn bản dưới luật không?
Trước tiên phải khẳng định Nghị định do Chính phủ ban hành là văn bản có giá trị pháp lý dưới luật.
– Căn cứ vào việc Nghị định được ban hành để nhằm giải thích chi tiết nội dung của Luật, Nghị quyết, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; triển khai thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội… Là giải thích, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và phát sinh hiệu lực trước đó.
– Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì Nghị định của Chính phủ là văn bản dưới:
+ Hiến pháp do Quốc hội ban hành.
+ Luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành.
+ Pháp lệnh, Nghị quyết do UBTVQH ban hành.
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Nghị định có phải là quyết định hành chính không?
Căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các quyết định và chỉ thị.
Dưới Nghị định là gì?
Căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật ban hành quy phạm pháp luật, sau Nghị định sẽ là Nghị quyết, Thông tư, Quyết định.
Ví dụ về nghị định
Nghị định 99/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2019. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các khoản 3, 4, 10, 12, 13, 15, 17, 23, 24, 28 và 34 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Lời kết
Qua bài viết này, hy vọng sẽ mang tới cho các bạn những thông tin hữu ích về Nghị định là gì và các nội dung cơ bản liên quan tới Nghị định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới Nghị định. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.